TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM

Cam kết, thống nhất về sở hữu trí tuệ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EVFTA) có hiệu lực.

Cập nhật: 24/9/2020 | 9:02:56 AM

(phaply) - Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.Nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới.

Việt Nam đang từng bước trở thành đối tác thương mại vô cùng quan trọng đối với các nước phát triển và các tổ chức kinh tế tế giới, các tổ chức khu vực. Cùng với sự phát triển của kinh tế, sự mở rộng giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đòi hỏi Việt Nam cũng như các nước và các tổ chức phải có những cam kết chung về các vấn đề cụ thể. Đặc biệt đối với vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam và tại các nước đối tác thương mại khi các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam tham gia đuộc ký kết và đi vào thực hiện trên thực tế.

Ngày 1.8.2020 vừa qua, sau thời gian dài đàm phán, thống nhất và đi đến ký kết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EVFTA) chính thức hiệu lực, đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EU) nói chung và các nước thành viên của Liên minh Châu Âu EU nói riêng, Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực đúng dịp hai bên kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 - 2020) cũng là dịp nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại với các nước và tổ chức nhất định.

Việc thực thi Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai bên và đưa quan hệ Việt Nam - EU lên tầm cao mới. Mặc dù EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên với vị thế là 1 bên trong Hiệp định thương mại, các vấn đề quyền, lợi luôn được đặt ra và cân bằng cho cả Việt Nam và các bên nhưng đối với vấn đề Sở hữu trí tuệ do đặc thù ở Việt Nam còn nhiều vấn đề nội tại và đang trong quá trình hoàn thiện nên Việt Nam chúng ta cũng đã phải đặt ra nhiều cam kết về Sở hữu trí tuệ bên cạnh những cam kết của Liên minh Châu Âu EU, trong đó các cam kết nổi bật được thể hiện như: Các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v.

Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tiến trình phát triển, hoàn thiện của pháp luật Việt Nam, về các mối quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ trong thời gian tới. Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:

- Về chỉ dẫn địa lý hai bên thống nhất, ngay khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải cam kết bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU, bởi đây là một trong những chỉ dẫn có giá trị cao về thương hiệu và là thế mạnh của Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác.

- Về nhãn hiệu, Hiệp định được hai bên thống nhất áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong vòng 5 năm.

- Về thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ theo Hiệp định, hai bên quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).

Những cam kết về Sở hữu trí tuệ nói chung trong EVFTA mà các bên thống nhất và đã đi vào đời sống thực tiễn nói trên là những cam kết, là sự đấu tranh và cố gắng của cả 02 bên nhằm hướng tới mục tiêu hướng tới sự thành công chung của Hiệp định bên cạnh các cam kết khác về thương mại. Để đảm bảo cho quyền Sở hữu trí tuệ của 02 luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu trong quan hệ hợp tác này Việt Nam sẽ phải thật cố gắng để từ đó cũng là cơ sở để nâng cao ý thức, nâng cao các quy định về Sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại nội địa trong nước mà chúng ta đang từng bước phát triển, hoàn thiện.

Nguồn bài: Đình Đức, Nguyễn Chiến - phaply.vn
Banner Toan trang_Hoi nhap quoc te_VCOP
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Tin cùng chủ đề