TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VIỆT NAM

Điều gì sẽ xảy ra nếu WTO loại bỏ các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với Vắc xin

Cập nhật: 17/12/2021 | 8:10:31 AM

(PLBQ). Liệu việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin sẽ mang lại những hậu quả nào đối với ngành công nghiệp y tế nói riêng và nhân loại nói chung, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

>> Đề xuất bỏ bản quyền vaccine Covid-19: Mỹ ủng hộ, nhưng còn nhiều trở ngại

>> Dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19: Người mừng, kẻ lo, WTO nói gì?

>> Phiên Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam tại WTO: Hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam được đánh giá cao

Các chuyên gia cho rằng: Vắc xin COVID-19 là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Kỷ lục trước đây về việc cung cấp vắc xin là gần 5 năm; ngày nay, các nhà phát minh đã cung cấp vắc xin COVID-19 trong chưa tới một năm. Thành quả đạt được là minh chứng cho sự cống hiến của những nhà phát minh, cũng như sức mạnh của khung chính sách hỗ trợ công việc của họ.

Thật không may, có một số người muốn phá hủy khuôn khổ đó. Một số quốc gia đang xúc tiến một đề xuất nguy hiểm, được ủng hộ bởi chính phủ nhằm từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) - chẳng hạn như bằng sáng chế và bí mật thương mại - đối với vắc xin COVID-19. Vào cuối tháng 11, tại một cuộc họp cấp bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ trình bày đề xuất này như là biện pháp tốt nhất để đánh bại đại dịch.

Nhưng những vấn đề phía sau đề xuất đó sẽ thực sự đe dọa đến việc sản xuất vắc xin đang diễn ra, đe dọa tới ngành công nghiệp chăm sóc sức, sự an toàn của bệnh nhân, khả năng cạnh tranh kinh tế và sự lãnh đạo của Mỹ trên trường quốc tế.

Sự miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm trì hoãn thay vì thúc đẩy việc sản xuất vắc xin

Việc đẩy mạnh sản xuất hàng tỷ loại vắc xin đã gây ra một cuộc tranh giành toàn cầu về nguyên liệu và thành phần vắc xin cần thiết cho các nhà sản xuất được ủy quyền sản xuất vắc xin. Các nhà sản xuất vắc xin đã sản xuất hơn 5 tỷ mũi, đang trên đà cung cấp hơn 12 tỷ liều vào cuối năm 2021 và dự kiến ​​sẽ cung cấp hơn 24 tỷ liều vào tháng 6 năm 2022. Sở hữu trí tuệ cung cấp cho tất cả các nhà sản xuất sự tin cậy để làm việc cùng nhau, vì vậy bất kỳ tác động nào đối với chuỗi cung ứng - bao gồm cả việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - cũng sẽ là một ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những nỗ lực này.

Sự miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đe dọa đến sự an toàn của bệnh nhân

Những kẻ xấu, cụ thể như những kẻ giả mạo và lừa đảo, có thể sử dụng quyền từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh của họ. Như vậy, WHO ước tính rằng cứ 10 sản phẩm y tế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thì có một sản phẩm bị làm giả hoặc kém chất lượng. Họ sẽ đổ đầy các ống tiêm với các thành phần không đạt tiêu chuẩn, thuyết phục những người mua rằng họ đang bán vắc xin được pha chế theo hướng dẫn từ các bằng sáng chế của nhà sản xuất và làm tổn hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngay cả một số nhà sản xuất dược phẩm hợp pháp cũng có thể gặp thách thức trong việc chế tạo vắc xin chỉ sử dụng hướng dẫn từ các bằng sáng chế một cách an toàn và hiệu quả. Đó là bởi vì bằng sáng chế không bao gồm bí quyết kỹ thuật và kiến ​​thức chuyên môn quan trọng đối với quy trình sản xuất.

Sự miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây tổn hại cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe

Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm sụp đổ của hệ thống nền tảng cho sự đầu tư lớn của khu vực tư nhân vào nghiên cứu và phát triển, sự hợp tác giữa các công ty chịu trách nhiệm về tiến bộ công nghệ. Chưa kể, vấn đề từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ làm mất tập trung vào những vấn đề thực tế mà các nhà nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cần các nhà lãnh đạo trong nước và toàn cầu giải quyết, ví dụ như việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thách thức trong việc phân phối và các rào cản thương mại.

Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đe dọa tính cạnh tranh kinh tế

Theo Cơ quan Nghiên cứu và Sản xuất Dược phẩm Hoa Kỳ (PhRMA), ngành công nghiệp dược phẩm sinh học hỗ trợ hơn 4 triệu việc làm trên khắp 50 tiểu bang và bổ sung hơn 1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp của họ dựa trên nền tảng là các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ mạnh mẽ; Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả cho họ đảm bảo rằng các sản phẩm vô hình của họ - công thức thuốc và quy trình sản xuất - có giá trị dễ nhận biết trên thị trường. Nếu sự từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ phá hủy nền tảng đó, điều đó sẽ phá hủy khả năng tồn tại của doanh nghiệp và do đó, phá hủy việc tạo việc làm, duy trì việc làm và tăng trưởng tài chính.

Một biện pháp từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đe dọa vai trò lãnh đạo của Mỹ

Ngày nay, 57% tất cả các loại thuốc mới được phát triển trên toàn cầu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Và hai trong số ba ứng cử viên vắc xin COVID-19 hàng đầu đã được phát triển trong các phòng thí nghiệm của Mỹ. Nghiên cứu chứng minh đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là sự tương quan. Chỉ số IP quốc tế của Phòng Hoa Kỳ cho thấy rằng các quốc gia có cơ sở hạ tầng IP mạnh mẽ nhất - như Hoa Kỳ - thúc đẩy sự đổi mới dược phẩm sinh học nhiều nhất. Ngược lại, Chỉ số cho thấy rằng các quốc gia có cơ sở hạ tầng SHTT yếu kém nhất thu hút ít đầu tư nhất vào đổi mới dược phẩm sinh học và khả năng tiếp cận hạn chế nhất đối với các sản phẩm dược phẩm sinh học sáng tạo mới. Để hoàn thành phương trình, bất kỳ hành động nào của chính phủ Mỹ nhằm làm suy yếu cơ sở hạ tầng IP của chúng tôi - bao gồm cả việc tiếp tục hỗ trợ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ - chắc chắn sẽ hy sinh năng lực đẳng cấp thế giới của chúng tôi trong lĩnh vực khoa học sự sống.

Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đe dọa việc khám phá ra các phương pháp điều trị và chữa bệnh mới

Rủi ro trong việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ là không thể lường trước: Phải mất hàng chục năm và hàng tỷ đô la để đưa một loại thuốc mới - hoặc một loại vắc xin mới - ra thị trường. Và hầu hết thời gian, nó không hoạt động. Cứ 25.000 hợp chất trị liệu bắt đầu trong phòng thí nghiệm thì có 25 hợp chất đưa vào thử nghiệm lâm sàng, 5 hợp chất đưa ra thị trường và chỉ một hợp chất bù lại chi phí đã đầu tư. Tuy nhiên, các công ty bắt tay vào theo đuổi sáng tạo mới mỗi ngày, bởi vì các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thể hiện rằng nỗ lực đó là xứng đáng. Những biện pháp bảo vệ này vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các phương pháp điều trị chữa bệnh mới. Nhờ hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh, các nhà khoa học đã và đang áp dụng công nghệ mRNA - nổi tiếng với việc sử dụng trong vắc xin COVID-19 - cho các giải pháp cho các bệnh khác như HIV / AIDS và Ebola.

Những hậu quả trên đưa ra Kết luận rõ ràng: Việc từ bỏ Quyền sở hữu trí tuệ sẽ gây tác hại vô cùng to lớn.

Hệ sinh thái sở hữu trí tuệ của Mỹ là một phần của giải pháp cho công bằng vắc xin. Để cải thiện khả năng tiếp cận vắc xin trên toàn cầu, các nhà lãnh đạo Mỹ tập trung vào việc hỗ trợ các nhà phát minh, khắc phục các thách thức trong chuỗi cung ứng và tận dụng các mô hình hiệu quả đã được chứng minh, như COVAX. Họ không nên đưa ra sự tín nhiệm sai lầm cho những người có động cơ chính trị, ý thức hệ, như việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Cộng đồng dược phẩm sinh học đã đưa chúng ta vượt qua đại dịch. Nếu chúng ta từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ có thể đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong tương lai.

Lưu ý: Bài viết dựa trên thông tin thực tiễn và quan điểm khoa học, thực tiễn, không nhằm quảng bá cho bất kỳ, cá nhân tổ chức nào.

Hà Trung (Dịch và biên soạn)

Nguồn bài: IPWATCHDOG
Banner Toan trang_Hoi nhap quoc te_VCOP
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Tin cùng chủ đề